Trước khi bạn bắt đầu công việc kinh doanh trực tuyến của mình, việc ngồi lại và cân nhắc bạn thật sự mong muốn đạt được điều gì là rất cần thiết, và tại sao bạn lại muốn như vậy.
Một tầm nhìn xa có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc về sau này.
Điều sáng suốt nữa là đừng nên vội vàng hành động mà không có sự chuẩn bị. Thay vào đó, hãy định hướng và lên kế hoạch cho công việc kinh doanh của bạn ngay từ khi mới bắt đầu.
Phần lớn mọi người không làm được điều này; và phần lớn họ thất bại.
Hãy thành thật với chính bản thân và mục tiêu của mình.
Bạn thật sự muốn đạt được điều gì? Bạn muốn công việc kinh doanh của mình có kết quả như thế nào? Không có áp lực nào buộc bạn phải tạo nên một Google thứ hai.
Bạn muốn sở hữu 1 doanh nghiệp nhỏ? Hay bạn vẫn muốn giữ công việc hàng ngày của mình, và kiếm thêm thu nhập từ việc làm thêm? Nếu vậy thì lợi nhuận cần kiếm được là bao nhiêu?
Có lẽ bạn muốn nhanh chóng kiếm được một khoản tiền kha khá và sau đó chuyển sang một công việc kinh doanh khác?
Khi bạn dành thời gian để chuẩn bị cho sự thành công và những khoản lợi nhuận lâu dài, thì bạn có thể lên kế hoạch cho những việc phải làm để bảo đảm sự thành công ấy.
Vị trí lý tưởng chính là nơi mà sản phẩm của bạn nắm giữ quyền lực trên toàn thị trường của bạn - nơi mà bạn lãnh đạo cả một lĩnh vực, không ai có thể đe doạ hoặc đụng đến bạn.
Cùng lúc chuẩn bị bản thân cho việc gặt hái kết quả thì bạn cũng phải nhận thức được điểm yếu của mình. Thử thách chính ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và hành trình bạn đang đi là gì?
Đối với nhiều chuyên gia Internet Marketing, nỗi sợ hãi chính là khi trang web của bạn đột nhiên biến mất trong “chiếc hộp cát” của Google. Vậy Google có phải là trở ngại lớn nhất trên con đường thành công của bạn hay không?
Nếu đúng là như vậy, làm thế nào để giảm thiểu rủi ro, và bạn sẽ làm gì để ngăn chặn việc dự án của mình bị phá sản nếu nỗi sợ hãi ấy trở thành sự thật? Một số thứ có thể vượt quá khả năng kiểm soát của bạn, nhưng việc lên kế hoạch cho những phương án dự phòng thì không.
Thị Trường Ngách
Bất kể là bạn kinh doanh truyền thống hay kinh doanh trực tuyến, điều đầu tiên bạn phải xác định được đó là thị trường ngách (niche market).
Thị trường ngách là một tập hợp con của thị trường mà ở đó tập trung vào một sản phẩm cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường cụ thể cũng như giá cả, chất lượng sản phẩm và nhân khẩu học. Nó cũng được xem là 1 phân khúc thị trường nhỏ.
Ví dụ: thời trang là một thị trường. Vậy thị trường ngách của thời trang có thể là quần áo thể thao cho nam, đầm công sở nữ, váy cho bà bầu, thời trang cho người béo...
Hoặc ta có thể lấy ví dụ khác như thể thao. Thị trường ngách của thể thao có thể là dụng cụ đánh gôn, dụng cụ tập gym, quần áo tennis, giày bóng đá...
Đa số doanh nghiệp cho rằng thị trường ngách sẽ làm giảm doanh thu và lợi nhuận biên nên họ rất lo ngại về nó. Nhưng hiện thực cho thấy thị trường ngách có thể được xem là một nhân tố mang lại thành công cho công việc kinh doanh.
Thị trường ngách cho phép chúng ta xác định đối tượng marketing mục tiêu mà doanh nghiệp nhắm tới. Khi biết đối tượng mục tiêu là ai, bạn sẽ biết được các nỗ lực marketing nên nhắm vào đâu và tiêu tốn ngân sách bao nhiêu là vừa đủ.
Nhận diện thị trường ngách trước khi tiến hành chương trình marketing trực tuyến thật sự quan trọng với 5 lý do sau đây:
1. Tối đa hóa ngân sách marketing. Bạn sẽ biết chính xác nơi nào cần làm marketing, nên dùng trang web nào để tiếp cận thị trường. Đây là bước khởi đầu.
2. Giúp trang web đạt được hiệu quả với các công cụ tìm kiếm, vì đối tượng mục tiêu của bạn sẽ đến với bạn dễ dàng hơn.
3. Đưa trang web đến đối tượng mục tiêu. Phát triển trang web để hướng dẫn người đọc và giúp họ tìm ra giải pháp, sản phẩm phù hợp mà ta cung ứng để giải quyết vấn đề khách hàng gặp phải.
4. Tạo thuận lợi trong việc phát triển ý tưởng cho sản phẩm, dịch vụ mới nhằm phục vụ các nhu cầu đặc thù.
5. Xây dựng vị thế dẫn đầu trên thị trường
Vậy bạn đã thấy được tầm quan trọng của thị trường ngách hay chưa? Bạn có xác định được đối tượng mục tiêu của mình là ai hay không? Nếu câu trả lời là có thì hãy dành thời gian tự vấn với những câu hỏi sau đây:
1. Khách hàng hiện tại của tôi thường có đặc điểm gì?
2. Làm cách nào để tôi tạo được sự khác biệt so với đối thủ?
3. Sự khác biệt trong sản phẩm, dịch vụ của tôi là gì?
4. Những giá trị cộng thêm nào tôi có thể đem vào thị trường?
Cách tốt nhất để trả lời những câu hỏi trên là đừng nên lún sâu vào việc phân tích chúng. Chỉ cần ghi ra những điều bạn nghĩ. Một khi bạn hoàn tất việc liệt kê thì hãy phân tích câu trả lời, nó sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc nhận diện thị trường ngách.
(Mời bạn truy cập trang web: http://PhuongMai.vn để xem tiếp chương 3 của cuốn sách)